Dị ứng mèo chiếm tỉ lệ lớn trong tất cả các bệnh dị ứng liên quan đến động vật. Với nhiều người, dị ứng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân mà còn tác động đến sức khỏe của cả gia đình. Kat Gyrl sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và biểu hiện của dị ứng lông mèo, cung cấp giải pháp giảm tác động của bệnh và hướng dẫn cách nuôi mèo an toàn cho người dị ứng.
Dị ứng lông mèo là gì? Triệu chứng dị ứng lông mèo là gì?
Dị ứng lông mèo là phản ứng miễn dịch của cơ thể người đối với các dị nguyên từ lông mèo. Người bị dị ứng thường có các triệu chứng điển hình là chảy nước mắt, sổ mũi, hắt hơi, hoặc khó thở sau khi tiếp xúc với mèo.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng dị ứng lông mèo là do các protein có trong nước bọt, nước tiểu, vảy da khô của mèo. Đối với người bị dị ứng, nuôi mèo có thể không phải là lựa chọn tốt nhất, nhưng việc này khả quan nếu áp dụng đúng các biện pháp kiểm soát dị ứng.
Dị ứng lông mèo do đâu?
Một quan niệm thường gặp là dị ứng mèo xuất phát từ chính bộ lông mềm mịn của chúng. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy. Chất gây ra triệu chứng dị ứng là protein Fel d1 được tìm thấy trong dịch bã nhờn do mèo tiết ra. Khi mèo tự làm sạch hoặc chải chuốt bộ lông, protein này bám vào vảy da và lan truyền trong không khí.
Mặt và cổ của mèo chứa nồng độ chất gây dị ứng cao nhất, do sự kết hợp của các tuyến dầu ở khu vực này. Tuy nhiên, không phải mọi loài mèo đều sản xuất chất gây dị ứng với cùng một mức độ. Sự khác biệt trong việc sản xuất chất gây dị ứng không có mối quan hệ với độ dài của lông hoặc giống loài mèo. Đặc biệt, các mèo đực chưa được thiến thường sản xuất nhiều chất gây dị ứng hơn, nhưng sau khi được thiến, lượng protein này giảm đi đáng kể.
Các triệu chứng của dị ứng lông mèo ?
Các biểu hiện dị ứng lông chó mèo được chia làm 2 loại, bao gồm:
- Triệu chứng ở mắt và mũi:
- Hắt hơi
- Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
- Mắt có biểu hiện đỏ, ngứa hoặc chảy nước mắt
- Ngứa mũi, cổ họng, hoặc vòm miệng
- Triệu chứng ở đường hô hấp:
- Ho
- Tiếng rít (tiếng huýt sáo) khi hít thở
- Cảm giác bóp nghẹt ngực
- Khó thở
Ngoài ra, người bị dị ứng có thể có các biểu hiện về da như khô, ngứa hoặc da bị phát ban, mề đay. Nếu không được điều trị kịp thời và hợp lý, dị ứng lông mèo có thể dẫn đến các triệu chứng liên quan đến hô hấp.
Đặc biệt, đối với những bệnh nhân đã mắc hen suyễn trước đó, tình trạng này có thể biến chuyển nghiêm trọng, thậm chí gây ra sốc dị ứng – một tình trạng có khả năng dẫn tới tử vong và cần được xử lý cấp cứu.
Lưu ý, nếu tiếp xúc với lượng lớn chất gây dị ứng hoặc khi có sự kết hợp của nhiều loại chất gây dị ứng khác nhau sẽ làm gia tăng nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng trên bệnh nhân.
Trong trường hợp nghi ngờ mình bị dị ứng với mèo, bạn nên tiến hành xét nghiệm da và xét nghiệm máu để chẩn đoán chính xác tình trạng dị ứng. Khi các biểu hiện dị ứng trở nên nặng hơn, bạn cần ngay lập tức giảm tiếp xúc với chất gây dị ứng. Đây là giải pháp tức thời có thể giảm thiểu rủi ro cũng như ảnh hưởng của các triệu chứng dị ứng đối với sức khỏe của người bệnh..
Cách phòng ngừa dị ứng lông mèo
Dưới đây là 5 cách phòng ngừa dị ứng lông mèo mà bạn có thể tham khảo:
1. Nuôi các giống mèo ít gây dị ứng
Mèo không gây dị ứng là những con mèo có khả năng gây ra phản ứng dị ứng ở con người thấp hơn. Chúng thường sản xuất lượng protein Fel d1 – chất gây dị ứng chính, ở mức thấp. Dựa theo kinh nghiệm của nhiều người nuôi mèo và kết quả của các nghiên cứu cho thấy, hai giống mèo an toàn với người dị ứng nhất (hypoallergenic) là Siberian và Balinese.
Dù cả hai đều có bộ lông mượt mà, nhưng đây là các giống mèo thân thiện với người bị dị ứng. Hơn nữa, mèo Siberian với tính cách dễ thương và tình cảm sẽ trở thành người bạn hoàn hảo trong gia đình của bạn.
Nếu bạn là một người bị bệnh dị ứng chỉ ở mức nhẹ, bạn cũng có thể cân nhắc nuôi các con mèo ít lông như mèo Ai Cập (mèo Sphynx) hoặc Mèo Bambino.
Cần lưu ý rằng, màu sắc lông mèo không trực tiếp ảnh hưởng đến việc gây dị ứng. Mặc dù nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Long Island từng chỉ ra rằng, nhiều chủ nhân nuôi mèo màu tối thường gặp dị ứng nhiều hơn so với mèo màu sáng. Tuy nhiên, Nhóm Nghiên cứu Hen Suyễn Wellington đã phát hiện màu lông không ảnh hưởng đến lượng chất gây dị ứng mà mèo sản xuất.
Bên cạnh đó, các minh chứng việc mèo cái sản xuất ít chất gây dị ứng hơn mèo đực, và mèo đực được thiến lại có lượng chất gây dị ứng thấp hơn so với những con mèo còn cũng được thể hiện rõ ràng trong nghiên cứu của Jalil-Colome trên Tạp chí Dị ứng và Miễn dịch học Lâm sàng.
2. Dùng thuốc đặc trị dị ứng
Bạn có thể sử dụng 4 loại thuốc đặc trị dị ứng sau đây để giúp giảm bớt các triệu chứng dị ứng lông mèo:
- Thuốc kháng Histamin: Thuốc kháng histamin hoạt động bằng cách ngăn chặn histamin (một chất gây dị ứng trong cơ thể), giúp giảm các triệu chứng dị ứng như ngứa, hắt hơi và sổ mũi. Các loại thuốc như diphenhydramine, loratadine và cetirizine đều thuộc nhóm này, mỗi loại có ưu và nhược điểm riêng. Khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, cho con bú hoặc khi đang dùng các loại thuốc khác.
- Thuốc xịt mũi: Thuốc xịt mũi corticosteroid như fluticasone và mometasone giúp giảm viêm và kiểm soát triệu chứng viêm mũi dị ứng hiệu quả. Khi sử dụng, cần tuân thủ liều lượng do bác sĩ chỉ định và chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và với liều lượng thấp để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
- Thuốc co mạch tại chỗ Pseudoephedrine: Pseudoephedrine là thuốc giảm sung huyết mũi do viêm mũi dị ứng và ngăn chấn thương màng nhĩ do thay đổi áp suất. Lưu ý, thuốc có thể gây tác dụng phụ như nhịp tim nhanh và mất ngủ. Người có bệnh tiền sử và phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc.
- Cromolyn Natri: Cromolyn Natri giúp kiểm soát việc tiết ra các hóa chất từ hệ miễn dịch, giảm triệu chứng dị ứng lông mèo. Khi sử dụng, bạn cần tuân theo chỉ định của bác sĩ và thông báo về những dị ứng hoặc bệnh lý trước đó. Đặc biệt, thuốc không phù hợp cho bệnh nhân trong cơn hen cấp.
3. Tiêm vacxin cho mèo
Năm 2019, các nhà khoa học Thụy Sĩ đã thành công phát triển một loại vaccine mới có tên HypoCat, dành riêng cho mèo, nhằm giảm thiểu tác động của protein gây dị ứng Fel d1.
Đây là một tin vui cho cộng đồng những người dị ứng với mèo. Vaccine này hoạt động bằng cách trung hòa Fel d1, khiến cho hệ miễn dịch của mèo sản xuất các kháng thể để loại bỏ protein gây hại. Thông qua thử nghiệm, tất cả 54 con mèo được tiêm vacxin HypoCat đều đã sản xuất ra lượng kháng thể cần thiết để tiêu diệt Fel d1.
HypoCat dự kiến sẽ có mặt tại Hoa Kỳ vào năm 2024, hứa hẹn mang lại giải pháp giảm thiểu triệu chứng dị ứng cho con người, giúp các tín đồ mèo có cuộc sống hạnh phúc bên cạnh những chú mèo yêu quý. Tuy nhiên, ở Việt Nam, thời gian ra mắt và lưu hành của vắc xin này vẫn chưa được xác định.
4. Cân nhắc việc tiêm phòng dị ứng cho người
Để phòng ngừa dị ứng mèo, ngoài việc sử dụng các loại thuốc thông thường, tiêm phòng dị ứng cũng là giải pháp có hiệu quả cao. Vacxin cho người bao gồm huyết thanh chứa các chất gây dị ứng từ mèo. Liều lượng tiêm sẽ tăng dần qua một khoảng thời gian, sau đó bạn có thể duy trì hàng tháng.
Mục tiêu của việc tiêm phòng dị ứng chính là gia tăng khả năng chịu đựng của cơ thể trước các chất gây dị ứng, từ đó giảm bớt các triệu chứng. Tuy nhiên, mỗi người có khả năng phục hồi khác nhau sau khi tiêm phòng và hiệu quả thường biểu hiện sau ít nhất 6 tháng kể từ khi bắt đầu tiêm. Trước khi quyết định tiêm phòng, bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa dị ứng để được tư vấn cụ thể.
5. Duy trì một môi trường phù hợp
Để hạn chế các biểu hiện dị ứng lông mèo, bạn nên kiểm soát môi trường và không gian sống với 5 tips sau đây:
- Sử dụng máy lọc không khí hút lông mèo
Một số loại máy lọc không khí giúp hút lông mèo và lọc các chất gây dị ứng trong không khí mà mắt thường không thể thấy được, bằng màng lọc HEPA và các bộ lọc đa lớp. Đồng thời, việc sử dụng máy lọc không khí góp phần cải thiện chất lượng không khí, giảm mùi nhằm tạo ra môi trường sạch sẽ, lành mạnh cho cả con người và thú cưng.
- Giữ con mèo của bạn ra khỏi phòng ngủ
Để tạo môi trường an toàn cho người dị ứng lông mèo, bạn không nên cho mèo vào phòng ngủ và chú ý vệ sinh giường thường xuyên để giảm thiểu tình trạng lông mèo.
- Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên
Bạn nên chọn nội thất thân thiện với người nuôi thú cưng, như sofa da dễ lau chùi thay vì sofa nỉ. Tránh sử dụng thảm trong nhà để tránh lưu giữ chất gây dị ứng, lông mèo. Trong trường hợp cần sử dụng, thảm nên được vệ sinh thường xuyên bằng hơi nước. Đồng thời, đồ dùng cũng như các vật dụng cá nhân cũng cần được làm sạch và bảo quản kín đáo, để giảm tiếp xúc với lông mèo và chất gây dị ứng.
- Vệ sinh cá nhân khi tiếp xúc với mèo
Để giảm thiểu triệu chứng dị ứng khi tiếp xúc với mèo, bạn nên thường xuyên rửa tay, đặc biệt sau khi chơi hoặc vuốt ve chúng. Tránh để mèo tiếp xúc trực tiếp với da hoặc quần áo của bạn. Lưu ý, không dụi mắt sau khi chơi với mèo hoặc khi chưa rửa tay.
- Vệ sinh lông mèo đúng cách
Để duy trì bộ lông mèo trong tình trạng tốt nhất, hãy chải lông ở ngoài trời và tránh những vật dễ bám lông. Bạn nên tắm cho mèo bằng nước ấm, sau đó lau chúng bằng khăn ẩm hoặc khăn chống dị ứng để loại bỏ các chất kích thích dị ứng.
Cách xử lý khi bị dị ứng lông mèo
Khi phát hiện bị dị ứng, hãy áp dụng 6 bước dưới đây để khắc phục nhanh chóng. Trong trường hợp không cải thiện hoặc các biểu hiện trở nên tồi tệ hơn, hãy ngay lập tức đến cơ sở y tế uy tín để tham khảo lời khuyên từ bác sĩ:
- Bước 1: Ngưng tiếp xúc với mèo và rửa tay, mặt
Đầu tiên và quan trọng nhất là bạn nên ngay lập tức cách ly với mèo. Đồng thời, bạn cần di chuyển tới nơi có không khí trong lành để ngừng tiếp xúc với môi trường chứa chất gây dị ứng và lông mèo.
Rửa tay và mặt, các bộ phận đã tiếp xúc. Bạn nên tắm và vệ sinh toàn bộ cơ thể bằng xà phòng và nước ấm để loại bỏ hoàn toàn các dấu vết liên quan tới lông mèo.
- Bước 3: Thay đổi quần áo
Thay quần áo mới, sạch sẽ nhằm giảm tiếp xúc với lông mèo và chất gây dị ứng, đặc biệt là nếu bạn đã ôm hoặc vuốt ve mèo.
- Bước 4: Uống thuốc kháng Histamin
Khi bị dị ứng lông mèo, việc sử dụng thuốc kháng Histamin như Benadryl, diphenhydramine, cetirizine… có thể làm giảm các triệu chứng như ngứa và phát ban. Đồng thời, kem hydrocortisone cũng giúp làm giảm tình trạng ngứa và viêm trên da. Để đảm bảo hiệu quả và an toàn, bạn nên tuân theo hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại hỏi dược sĩ hoặc bác sĩ chuyên gia.
Đồng thời, việc uống đủ nước sẽ giúp làm giảm viêm họng. Đặc biệt, bạn nên cố gắng không gãi vào vết phát ban để tránh tình hình nặng hơn hoặc các nguy cơ nhiễm trùng.
- Bước 5: Bật máy lọc không khí
Nếu nhà bạn có máy lọc không khí trang bị màng lọc HEPA, thì đây giải pháp hiệu quả để làm trong lành môi trường sống, giúp loại bỏ các tác nhân gây dị ứng từ mèo. Khi bật máy, bạn có thể giảm thiểu và kiểm soát triệu chứng dị ứng, tạo ra môi trường sống lành mạnh hơn..
- Bước 6: Uống đủ nước
Triệu chứng viêm họng và hắt xì thường xuất hiện với người dị ứng lông mèo. Để giảm nhẹ những triệu chứng này, bạn nên uống nước thường xuyên nhằm duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể, giúp làm mát và giảm kích ứng ở họng, đồng thời giúp phục hồi và bổ sung độ ẩm cho niêm mạc, giảm viêm, giảm ngứa.
Nhìn chung, nếu tình trạng của bạn trở nên ngày càng nghiêm trọng hoặc kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa dị ứng ngay. Bác sĩ có chuyên môn có thể đưa ra hướng dẫn cụ thể, điều chỉnh liều thuốc hoặc kê đơn thuốc mới nếu cần thiết. Hơn nữa, việc trao đổi cụ thể với bác sĩ cũng là giải pháp để bạn có cách xử lý và điều trị đúng đắn.
Dị ứng với lông mèo có nuôi mèo được không?
Dù bạn có triệu chứng dị ứng lông mèo, nuôi mèo vẫn là việc khả thi khi ứng dụng các cách kiểm soát dị ứng như trên. Các tài liệu nghiên cứu được cung cấp bởi The Ohio State University đã nêu ra nhiều phương pháp để giảm thiểu và kiểm soát dị ứng, vì vậy bạn có thể an tâm nuôi mèo mà không phải lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình.
Nếu bạn dị ứng mà muốn nuôi mèo, hãy chú ý 4 điều sau:
- Giữ mèo xa khu vực dành cho ăn và phòng ngủ
- Mỗi khi chơi với mèo, nhớ rửa tay bằng xà phòng và nước ấm
- Hạn chế việc ôm và hôn mèo
- Đảm bảo tắm cho mèo hàng tuần để loại bỏ chất gây dị ứng
Dị ứng lông mèo thì có dị ứng với lông chó không?
Thực tế cho thấy, dị ứng lông mèo phổ biến hơn nhiều so với dị ứng lông chó. Theo The Ohio State University College of Veterinary Medicine, tỷ lệ người bị dị ứng lông mèo cao gấp đôi so với dị ứng lông chó. Nếu bạn dị ứng với mèo thì dị ứng với chó vẫn có thể xảy ra. Mỗi loài động vật mang lại các chất dị ứng khác nhau và cơ địa mỗi người cũng phản ứng khác nhau với từng loại chất dị ứng riêng biệt. Do đó, việc cân nhắc nên nuôi chó hay mèo để tránh dị ứng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn sâu rộng hơn về nguyên nhân, biểu hiện của dị ứng mèo và biết cách áp dụng các giải pháp giảm bớt triệu chứng hiệu quả. Các chuyên gia về mèo khuyến khích bạn luôn tìm hiểu và thực hiện các biện pháp an toàn khi quyết định nuôi mèo, đặc biệt khi có người trong gia đình bị dị ứng.