Mèo gấm Ocelot được nhiều người biết đến với bộ lông tuyệt đẹp, nhiều vằn vện giống báo lửa và có giá trị thương mại vô cùng cao. Loại mèo này sống chủ yếu ở khu vực miền Trung nam Mỹ, và hiện nay đã được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm săn bắn hay mua bán trái phép. Nếu bạn đang tò mò về giống mèo hoang mạnh mẽ này, đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Kat Gyrl nhé.

1. Tìm hiểu về nguồn gốc giống mèo gấm Ocelot
Mèo gấm Ocelot có tên khoa học là Leopardus pardalis, thuộc nhóm những giống mèo có ngoại hình tương đồng với loài báo. Trước đây, người ta tìm thấy loại mèo này ở một số đảo như Trinidad và Margarita thuộc địa phận vùng biển Caribe. Nhưng hiện nay, giống mèo này đã xuất hiện phổ biến hơn ở nhiều khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là các quốc gia như Thái Lan, Ấn Độ, Campuchia hay Việt Nam…
Sở hữu bộ lông độc đáo, có tính thương mại cao nên giống mèo này thường bị săn bắn và mua bán trái phép. Tuy pháp luật đã ban hành các luật lệ cấm săn bắn và mua bán trái phép mèo gấm Ocelot nhưng nó vẫn là mục tiêu của nhiều thợ săn. Chính vì vậy mà số lượng cá thể của giống mèo này đang ngày càng sụt giảm nghiêm trọng.

2. Các đặc điểm nổi bật của mèo gấm Ocelot
Mèo gấm Ocelot được mệnh danh là một trong những giống mèo hoang có bộ lông hoàn hảo nhất. Dưới đây là một số thông tin về đặc điểm nổi bật của giống mèo này mà Kat Gyrl đã tổng hợp được:
2.1 Đặc điểm về ngoại hình mèo gấm Ocelot
Thông tin chung
- Trọng lượng: 8-18 kg tùy giới
- Chiều dài: 68-100 cm
- Bộ lông: Lông ngắn
- Ngoại hình nổi bật: Bộ lông pha trộn giữa màu vàng nhạt và các đốm màu nâu đậm, tai có hình tam giác.
>> Xem thêm: 22 giống mèo rừng hoang dã và quý hiếm nhất trong tự nhiên

Tuy là động vật hoang dã nhưng mèo gấm Ocelot chỉ có kích thước trung bình. So với các loài mèo phổ biến khác thì chúng không quá lớn cũng không quá nhỏ. Cân nặng trung bình dao động trong khoảng từ 8 đến 15kg, chiều dài trung bình 40-50 cm. Chiều cao của mèo gấm Ocelot khoảng 35cm, với phần đuôi có kích cỡ khá lớn là 55cm.
Nét đặc trưng rõ nhất của giống mèo trung Mỹ này chính là bộ lông, đúng chuẩn “sang – xịn – mịn”. Lông mèo có sự pha trộn màu sắc giữa vàng nhạt và nhiều đốm màu nâu đậm. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận diện loại mèo này dựa vào phần tai hình tam giác với những đốm trắng khác biệt.

Kích thước bàn chân trước lớn giúp chúng có khả năng leo trèo, bơi lội và nhảy rất tốt. Mắt mèo to tròn, trông rất thông minh. Khi tiếp xúc với ánh sáng sẽ phản chiếu lại ánh vàng thẫm đặc biệt.
Khuôn mặt của mèo gấm Ocelot có vẻ bắt mắt hơn nhờ vào phần cằm và môi có điểm một chút màu trắng hoặc vàng nhạt ấn tượng. Là động vật ăn thịt hoang dã, chúng sở hữu hàm răng vô cùng sắc nhọn với những chiếc răng nhanh sắc bén.

2.2 Đặc điểm về tính cách mèo gấm Ocelot
Đặc tính của mèo gấm Ocelot thường chỉ hoạt động vào lúc chiều tà và ban đêm. Chính vì thế mà tính cách của loài mèo này cũng có phần đơn độc, hướng nội. Chúng không sống bầy đàn, và sẽ sử dụng nước tiểu của mình để đánh dấu lãnh thổ. Mèo gấm Ocelot rất sợ bị con người săn bắt nên chúng cũng khá dè chừng khi tiếp xúc và hầu như không muốn tham gia vào cuộc sống con người.

Bạn có thấy mèo gấm Ocelot di chuyển ở dưới các cành cây, gốc tay hoặc tán cây thấp. Mỗi buổi tối, chúng sẽ đi khoảng 2-8km để tìm kiếm con mồi.
Đây là giống mèo vô cùng mạnh mẽ. Có thể là do đặc tính sống một mình, cùng việc va chạm hàng ngày với cuộc săn bắt nguy hiểm nên giống mèo Ocelot trở nên cứng rắn và kiên cường hơn.

3. Đặc tính sinh sản của mèo gấm Ocelot
Mèo gấm Ocelot sẽ bắt đầu kỳ động dục khi con cái và con đực đủ trưởng thành, tức khoảng 2 tuổi. Chúng hầu như sinh sản quanh năm và có thể giao phối ở bất cứ thời điểm hay khu vực nào trong rừng. Thời gian rụng trứng của mèo cái kéo dài khoảng 4-5 ngày, thời gian mang thai là 80 ngày. Một lứa đẻ của mèo cái có thể bao gồm 1-3 mèo con.
Cũng giống như các loài mèo khác, mèo con sau khi sinh ra sẽ mất khoảng nửa tháng để mở mắt. Sau đó, chúng sinh sống quanh khu vực hang trong khoảng 90 ngày, và sống cùng với mèo gấm mẹ trong 2 năm đầu để học cách săn mồi cũng như thích nghi với môi trường xung quanh.

4 Giá mèo gấm Ocelot hiện nay
Mèo gấm Ocelot hiện nay là loài động vật đang được đưa vào danh sách có khả năng tuyệt chủng. Số lượng cá thể của chúng trên toàn thế giới ước chừng chỉ còn khoảng 100.000 con. Do đó, chính phủ các nước hiện nay đã đưa ra chính sách bảo tồn, nghiêm cấm săn bắn và mua bán trái phép loài mèo gấm hoang dã này. Bất cứ việc trao đổi thương mại nào cũng sẽ bị coi là bất hợp pháp.
Bên cạnh đó, việc sụt giảm nghiêm trọng về số lượng còn do các nguyên nhân như nạn phá rừng hay việc phát triển kinh tế địa phương. Điều này khiến môi trường sống của chúng bị thu hẹp, lượng thức ăn cũng không còn dồi dào.

5. Cách nuôi mèo gấm Ocelot
Mèo gấm Ocelot là loài động vật hoang dã, thích hợp với môi trường sống tự nhiên nên không thực sự phù hợp để nuôi làm thú cưng trong nhà. Tuy nhiên, nếu bạn có đủ bản lĩnh để thuần dưỡng chúng, khiến chúng trở nên ngoan hiền với bạn thì dưới đây là cách chăm sóc mèo gấm Ocelot đầy đủ mà bạn nên biết:
5.1 Thức ăn dành cho mèo gấm Ocelot
Mèo gấm Ocelot không thể nuôi như những loại mèo cảnh thông thường, bởi vì chúng là động vật hoang dã ăn thịt sống. Bạn có thể cho chúng ăn chuột, cá hay bò sát… Tùy vào đặc điểm khí hậu và địa hình ở từng nơi mà loại thức ăn cho loài mèo này sẽ có sự khác biệt.
Lượng thức ăn nên được điều chỉnh sao cho phù hợp với độ tuổi và kích thước của mèo. Tuyệt đối không cho ăn những loại thực phẩm hay món ăn có thể ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của chúng.

5.2 Cách chăm sóc và vệ sinh mèo gấm Ocelot
Bộ lông của mèo gấm Ocelot chính là bộ phận quan trọng nhất mà bạn cần quan tâm. Để giữ cho lông mèo luôn khỏe đẹp, hạn chế các bệnh về da, bạn cần sử dụng các vật dụng chuyên dùng để vệ sinh cơ thể thường xuyên cho chúng. Đừng quên dùng thêm găng tay để loại bỏ lông dụng hay lông chết.
Hạn chế cho mèo gấm Ocelot tắm quá lâu vì chúng có thể bị nhiễm bệnh. Bởi đây là mèo hoang, bạn không cần phải tắm quá thường xuyên cho chúng. Mèo gấm Ocelot có thể tự làm sạch cơ thể của mình bằng cách liếm bằng lưỡi.

5.3 Môi trường phù hợp với mèo gấm Ocelot
Bên cạnh đặc tính sống đơn lẻ và cách sống hoang dã, mèo gấm Ocelot cũng giống những loại mèo khác ở việc chúng rất thích leo trèo. Bạn nên tạo điều kiện sống thích hợp để mèo gấm có thể thích nghi một cách tốt nhất. Đừng quên trồng thêm những cái cây lớn, tạo ra môi trường sống tự nhiên để mèo cảm thấy thoải mái.

5.4. Kiểm soát mèo gấm thường xuyên
Không giống mèo cảnh thông thường, mèo gấm là giống mèo hoang dã nên bản tính chúng khá hung dữ, khó thuần hóa hoàn toàn. Với chủ nhân, có thể chúng sẽ tỏ ra ngoan ngoãn và hiền lành, tuy nhiên với những người xung quanh thì chưa chắc.
Do đó, nếu đã quyết định nuôi mèo gấm Ocelot như một loại thú cưng trong nhà, bạn phải chắc chắn mình luôn kiểm soát được mọi hành vi của chúng. Tốt nhất là giữ chúng ở trong nhà và có dây xích đầy đủ.
Nếu bạn muốn dắt mèo ra ngoài chơi, đừng quên rọ mõm và nắm chắc dây xích. Bởi chúng có thể bị kích thích bởi người lạ hay những con thú khác và trở nên giận dữ, điên cuồng.
6. Một số thông tin thú vị về mèo gấm Ocelot
Bên cạnh những thông tin cơ bản về đặc điểm tính cách và ngoại hình, mèo gấm Ocelot còn được nhiều người yêu quý bởi những điều thú vị sau đây:
- Đa số các mèo nhà đều vô cùng sợ nước, nhưng mèo gấm Ocelot thì ngược lại. Chúng còn sở hữu khả năng bơi cực kỳ giỏi, có thể bơi rất nhanh dưới nước để bắt lấy con mồi.
- Tại Việt Nam hiện nay đang có khoảng 40000 chú mèo gấm được ghi nhận trong sách đỏ (thời gian gần đây con số này chưa được cập nhật lại).
- Khi mèo gấm săn được các loại thú nhỏ như thỏ, chuột hay tê tê, chúng thường có thói quen ăn con mồi ngay lập tức. Với các loại chim nhỏ thì mèo gấm Ocelot sẽ loại bỏ bộ lòng trước khi ăn.

Hy vọng một số thông tin trên đây về mèo gấm Ocelot đã giúp bạn hiểu thêm nhiều điều về giống mèo hoang thú vị này. Nếu bạn đủ bản lĩnh và có thể thuần hóa được mèo gấm, việc nuôi một chú mèo hoang trong nhà chắc chắn là một trải nghiệm ấn tượng. Đừng quên theo dõi Kat Gyrl mỗi ngày để có thêm nhiều bài viết hay ho hơn về các giống mèo nhé.