Chăm sóc mèo đúng cách sẽ giúp mèo luôn vui vẻ, năng động cũng như tránh được các bệnh nguy hiểm. Một chú mèo hạnh phúc cũng sẽ khiến người nuôi cảm thấy hạnh phúc theo. Vậy nên, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc mèo luôn mạnh khoẻ.
Chuẩn bị trước khi nuôi mèo
- Lựa chọn nuôi giống mèo phù hợp
Trước khi nuôi một chú mèo, bạn cần tìm hiểu về đặc điểm, tính cách và nhu cầu của từng loại mèo để xem điều kiện của bạn có phù hợp với chúng không. Một số phương diện bạn nên xem xét là:
-
- Về đặc điểm: Hãy xem giống mèo mang định nuôi có phù hợp với khí hậu ở Việt Nam không, mèo có thể sống thoải mái ở chung cư không hay mèo thích sống ở nơi cần nhiều không gian để chạy nhảy hơn.
- Về tính cách: Mèo có tính cách độc lập, thích dành thời gian một mình hay muốn được chơi đùa và nhận được nhiều sự quan tâm từ con người.
Nếu bạn là người dễ bị dị ứng thì nên ưu tiên lựa chọn các giống mèo ít gây dị ứng như mèo Siberian, mèo Devon Rex, Cornish Rex, mèo Abyssinian hoặc mèo Bali vì chúng sản sinh ra ít protein có thể gây dị ứng.
Lưu ý: Khi muốn mua mèo, bạn nên chọn các cửa hàng uy tín có nguồn gốc, giấy tờ rõ ràng và được tiêm phòng đầy đủ nếu không mèo bạn mua có thể mắc nhiều bệnh và không khoẻ mạnh. Dẫn đến việc chăm sóc mèo trở nên khó khăn hơn.
- Các dụng cụ cần thiết cho việc chăm sóc mèo
Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết sẽ giúp quá trình chăm sóc mèo của bạn trở nên đơn giản hơn và mèo cũng cảm thấy thoải mái hơn. Để nuôi mèo bạn cần có các đồ dùng cơ bản sau:
-
- Giường ngủ
- Thức ăn
- Khay thức ăn, nước uống
- Dụng cụ vệ sinh: Khay vệ sinh, cát mèo
- Vật dụng chăm sóc lông: Kéo tỉa, bàn chải lông
- Đồ chơi: Trụ cào, cần câu,…
- Chuồng mèo, balo mèo
Ngoài ra bạn cũng cần một số dụng cụ khác để đảm bảo an toàn cho mèo như vòng cổ, microchip và camera để theo dõi mèo khi vắng nhà.
Chăm sóc mèo khỏe mạnh với thức ăn và cách ăn phù hợp
Loại thức ăn loài mèo yêu thích
Một lịch trình chế độ ăn giàu dinh dưỡng sẽ giúp bạn chăm sóc mèo dễ dàng, khỏe mạnh, phát triển nhanh và tránh được các loại bệnh phổ biến. Đặc biệt là đối với những ai đang nuôi mèo con mới về nhà.
Mèo thích những thức ăn có mùi tanh và giàu đạm, đặc biệt là các loại thịt. Chất đạm trong thịt cung cấp cho mèo dinh dưỡng mà cơ thể chúng không tự sản xuất ra được.
Mèo ở mỗi giai đoạn sẽ cần có chế độ ăn khác nhau, ví dụ:
- Mèo dưới 1 tháng tuổi: Mèo sơ sinh rất cần dinh dưỡng được cung cấp từ sữa mẹ, nếu không có sữa mẹ bạn có thể thay thế bằng sữa bột.
- Mèo từ 1-3 tháng tuổi: Kinh nghiệm chăm nuôi mèo 2 tháng tuổi mau lớn, khỏe mạnh: Nếu mèo mọc răng bạn có thể duy trì uống sữa và kết hợp ăn dặm với các loại thức ăn mềm nhiều chất dinh dưỡng.
- Mèo trên 6 tháng tuổi: Lúc này mèo đã ăn rất tốt, bạn có thể cho mèo ăn hạt khô và cung cấp đủ 5 loại chất cần thiết bao gồm đạm, chất béo, carbohydrate, vitamin và khoáng chất.
Các loại thức ăn khô và ướt đóng hộp có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho mèo trong quá trình phát triển. Thức ăn khô có thể giúp mèo làm sạch răng, ngược lại soup hoặc pate có thể gây ra vấn đề răng miệng và béo phì nếu ăn quá nhiều. Vì vậy, bạn cần cho mèo ăn xen kẽ các loại thức ăn. Bạn cũng có thể tự nấu nếu muốn nhưng cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, thịt được nấu chín mềm, lọc xương và ít gia vị.
Lưu ý: Khi chăm sóc mèo cần phải tránh tuyệt đối các loại thức ăn như thịt sống, nho, cam chanh, socola, hành và bánh kẹo vì chúng không tốt cho hệ tiêu hoá cho mèo, có thể gây ngộ độc và gây ra các bệnh về đường ruột, gan, thận,…
Lịch trình ăn uống mèo
Lịch trình ăn uống của mèo trong mỗi giai đoạn sẽ có điểm khác nhau, thiết lập một lịch trình phù hợp sẽ giúp cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết cho việc chăm sóc mèo.
Mèo con mới sinh đến 6 tuần tuổi nên được uống sữa 4 lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày. Mèo từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi nên được ăn 3 bữa mỗi ngày. Từ 6 tháng tuổi trở lên có thể ăn 2 bữa mỗi ngày. Mèo hơn 1 tuổi có thể ăn 1-2 bữa mỗi ngày. Các bữa ăn có thể cách nhau từ 8-12 tiếng.
Bảo quản thức ăn cho mèo
Để chăm sóc mèo và bảo quản thức ăn cho mèo hiệu quả, bạn có thể chú ý các điều sau:
- Đảm bảo hộp đựng thức ăn sạch sẽ trước khi cho thức ăn mới vào
- Dùng hộp đựng có nắp hoặc túi zip để đựng thức ăn
- Để hộp thức ăn ở nơi khô ráo, thoáng mát
- Không để lẫn thức ăn cũ và thức ăn mới
- Cho thức ăn vào hộp kín và để vào tủ đông để bảo quản lâu hơn
Vệ sinh mèo
Vệ sinh khay cát và giữ nơi ngủ sạch sẽ
Vệ sinh khay cát và giữ cho nơi ngủ sạch sẽ là một trong những cách chăm sóc mèo hiệu quả, dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh khay cát và nơi ngủ của mèo:
- Giữ khay vệ sinh sạch sẽ: Xúc chất thải ít nhất 1 lần 1 ngày, thay cát toàn bộ sau 1 tuần và thường xuyên theo dõi hộp cát nếu thấy cát vơi thì cần cho thêm. Bạn cũng nên lưu ý chọn loại cát khi chăm sóc mèo, cát có khả năng thấm hút và khử khuẩn tốt nhưng không nên có mùi thơm quá nồng.
- Tách biệt giường ngủ, khay ăn uống và khay vệ sinh: Mèo là loài ưa sạch sẽ nên chúng sẽ không chịu ăn hoặc không chịu đi vệ sinh nếu khay thức ăn và khay vệ sinh đặt gần nhau. Ngoài ra, khay vệ sinh nên được để ở nơi riêng tư để mèo thấy thoải mái khi sử dụng.
Chăm sóc lông mèo
- Tần suất chải lông: Bạn hãy chải lông 1 lần 1 tuần đối với mèo lông ngắn, còn mèo lông dài cần được chải nhiều hơn, có thể là mỗi ngày.
- Tần suất tắm mèo: Bạn nên chăm sóc mèo bằng cách tắm mèo khoảng 1 lần 1 tháng, nếu mèo có thể trạng yếu thì khoảng 6 tuần. Không nên tắm mèo quá thường xuyên vì có thể làm khô lớp bảo vệ tự nhiên trên da mèo.
- Sữa tắm mèo: Bạn nên mua các loại sữa tắm dành riêng khi chăm sóc mèo để giúp da mèo khỏe mạnh và lông bóng mượt, không nên dùng dầu gội cho người vì có thể khiến mèo bị kích ứng.
- Sấy lông cho mèo: Khi tắm xong cần sấy khô lông cho mèo ngay lập tức để tránh các bệnh về da. Bạn có thể lau khô bằng khăn ấm, dùng máy sấy nếu mèo không sợ tiếng máy sấy hoặc sử dụng lồng sấy mèo để tiết kiệm thời gian.
Chăm sóc sức khỏe và thú y
Chăm sóc mèo sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn thực hiện kiểm tra và tiêm phòng đầy đủ cho bé mèo của mình, một số điều cần làm để đảm bảo sức khỏe của mèo bạn cần làm là:
- Kiểm tra thường xuyên sức khỏe mèo
Đưa mèo đi kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp ngăn ngừa và phát hiện sớm các bệnh nguy hiểm. Quá trình chăm sóc mèo, bạn nên khám sức khỏe định kỳ 2 lần 1 năm tuy nhiên, tuỳ vào giống mèo và thể trạng của từng bé mèo, bác sĩ thú y sẽ đề xuất lịch khám sức khỏe phù hợp.
- Tiêm phòng và quản lý sức khỏe
Tiêm phòng đầy đủ sẽ giúp bảo vệ mèo khỏi các bệnh phổ biến như: bệnh sốt rét (giảm bạch cầu), viêm mũi khí quản do virus (vi rút herpes), calicivirus và bệnh dại. Bên cạnh đó, bạn cần theo dõi sức khoẻ của bé mèo liên tục và ngay lập tức đưa đến bác sĩ thú y nếu gặp các triệu chứng bất thường như nôn mửa, tiêu chảy,…
- Chăm sóc sau phẫu thuật
Mèo có thể trải qua một vài ca phẫu thuật như triệt sản, mổ đẻ,… và bạn cần chú ý chăm sóc mèo cẩn thận sau phẫu thuật. Nên để mèo được nghỉ ngơi ở một nơi yên tĩnh, lót vải mềm và đảm bảo giường mèo luôn ấm áp, cung cấp một chế độ dinh dưỡng phù hợp với thức ăn mềm nhưng không nên để mèo ăn quá nhiều, không để mèo chạy nhảy nhiều vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến vết thương đã mổ.
Tạo một môi trường thoải mái
- Thiết lập đồ chơi cho mèo
Bạn cần thiết lập một vài loại đồ chơi để mèo có thể thoải mái vận động. Trụ cào móng là món đồ chơi không thể thiếu. Mèo rất thích cào để mài móng nên một chiếc trụ cào sẽ giúp mèo vui chơi và bình tĩnh hơn cũng như tránh việc mèo cào vào các vật dụng trong nhà. Một chiếc thùng các tông để mèo làm chỗ trú ẩn hoặc một khu vực leo trèo cũng giúp việc chăm sóc mèo tốt hơn.
- Tạo điều kiện để mèo tận hưởng ngoài trời
Nếu có điều kiện, bạn hãy tạo nên một sân vườn nhỏ hoặc một không gian an toàn ngoài trời để mèo tận hưởng tự nhiên bằng các tiện ích ngoài trời như cây cỏ, hoa lá, cỏ mèo. Bạn cũng có thể thường xuyên dắt mèo đi dạo bên ngoài để mèo có cơ hội khám phá thiên nhiên để chúng thư giãn tinh thần và năng động hơn. Đây cũng là cách chăm sóc mèo hiệu quả hiện nay.
Thấu hiểu hành vi và huấn luyện mèo
- Nhận biết hành vi và cách giao tiếp của mèo
Để tạo được mối quan hệ khăng khít với mèo bạn có thể thực hiện các điều sau: Tiếp xúc với mèo từ từ và kiên nhẫn, giữ khoảng cách phù hợp với mèo, không làm phiền khi chúng không muốn, luôn là người chăm sóc mèo, cho chúng ăn, nhẹ nhàng âu yếm và vuốt ve mèo, dành thời gian chơi đùa với mèo.
Ngoài ra, bạn cần quan tâm đến tâm lý, cảm xúc của mèo và thấu hiểu chúng thông qua ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ cơ thể của chúng. Ví dụ, tiếng meow ngắn là một lời chào, meow và gừ gừ âm vực cao và giấu đuôi có thể là sợ hãi,… Khi hiểu được các hành vi này bạn sẽ có thể giao tiếp và chăm sóc mèo một cách hiệu quả.
- Huấn luyện vâng lời cơ bản, dạy các mệnh lệnh
Bạn có thể huấn luyện thời gian ăn uống cho mèo, cách đi vệ sinh đúng chỗ cũng như các hoạt động cơ bản như nằm hoặc ngồi theo mệnh lệnh, bắt tay,…
Khi huấn luyện, hãy nhớ rằng không chạm vào đuôi vì đó là bộ phận nhạy cảm trên cơ thể mèo. Đuôi mèo có tác dụng giữ thăng bằng và có rất nhiều dây thần kinh. Do đó, bạn không nên vuốt đuôi mèo.
Trong quá trình huấn luyện, bạn phải luôn giữ thái độ kiên định và đưa ra một số hình phạt để mèo biết việc nào nên làm và việc nào không nên làm.
An toàn và bảo vệ mèo
- An toàn ngoài trời
Hãy xem xét khu vực xung quanh nơi bạn đưa mèo đi dạo, ví dụ gần đó có đường đông đúc người, nhiều xe cộ hay có gì đe dọa đến sự an toàn của mèo hay không. Bạn cũng cần chăm sóc mèo, quan sát trong suốt quá trình đi chơi ngoài trời, không nên để mèo chạy lung tung mất kiểm soát. Những nơi như công viên hoạt nội khu của chung cư sẽ là địa điểm an toàn để mèo khám phá.
- Sử dụng vòng cổ, thẻ và vi mạch
Bạn nên trang bị một số vật dụng trước khi dắt mèo đi dạo như vòng cổ, thẻ tên và vi mạch. Vòng cổ thường sẽ được gắn kèm dây để dắt mèo, bạn cần chọn dây vừa vặn và mềm mại để mèo không cảm thấy khó chịu. Thẻ tên và vi mạch sẽ đảm bảo cho việc chăm sóc mèo giúp mèo của bạn không bị lạc mất hoặc trong tình huống bị lạc cũng có thể tìm lại dễ dàng hơn.
Cách chăm sóc mèo mang thai
Chăm sóc mèo khi mang thai sẽ có nhiều khó khăn hơn khi chăm sóc mèo con, các dấu hiệu cho thấy mèo mang thai có thể kể đến như bụng to lên, thường xuyên gây chú ý để được bạn quan tâm, đột nhiên ăn nhiều hơn, hay nôn, tăng cân, ti sưng lên đổi thành màu hồng hoặc hồng đỏ, không còn biểu hiện động dục và bắt đầu làm ổ bằng chăn, quần áo. Thời gian mang thai của mèo kéo dài tầm 63 đến 67 ngày, có thể ngắn hơn hoặc dài hơn tùy vào thể trạng của từng chú mèo.
- Trong quá trình mang thai
Mèo cần được chăm sóc kỹ càng trong suốt quá trình mang thai. Trước đó khoảng 10 – 14 ngày bạn nên cho mèo đi tẩy giun để tránh lây ký sinh trùng sang mèo con. Cung cấp chế độ ăn giàu dinh dưỡng nhưng không nên để mèo ăn quá nhiều nếu không sẽ gây khó sinh vì thừa cân, đồng thời cần bổ sung đủ lượng nước vì mèo thường chán uống trong giai đoạn này. Ngoài ra, cần chuẩn bị ổ cho mèo bằng hộp có lót vải mềm bên dưới.
- 6 điều cần làm sau khi mèo sinh
- Giữ ấm phòng của mèo mẹ và mèo con
- Giường mèo phải sạch sẽ và khô ráo, thoáng mát
- Phòng mèo sau khi sinh cần yên tĩnh, không để nhiều người ra vào gây xáo động
- Theo dõi mèo con bú từ khoảng cách phù hợp để chúng cảm thấy thoải mái
- Đừng để các bé thú cưng khác đến gần mèo mẹ và mèo con
- Quan sát xem mèo con ngay sau khi sinh có bú mẹ không, nếu sau 30 phút vẫn chưa bú thì hãy hướng dẫn chúng
Trên đây là những điều bạn bạn cần biết cho lần đầu tiên nuôi mèo. Hãy chắc chắn rằng bạn đã tìm hiểu kỹ lưỡng về cách nuôi để mèo phát triển khỏe mạnh và chuẩn bị các đồ dùng cần thiết để việc nuôi mèo trở nên dễ dàng hơn. Nếu muốn biết thêm thông tin về mèo và cách chăm sóc mèo, bạn hãy theo dõi Kat Gyrl để đọc thêm các bài viết khác nhé.